Nghìn năm có một: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ kết hợp mưa sao băng

Nghìn năm có một: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ kết hợp mưa sao băng

Nghìn năm có một: Nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ kết hợp mưa sao băng

 

Nếu thời tiết thuận lợi, người dân Việt chúng ta sẽ có cơ hội đón xem nguyệt thực dài nhất thế kỷ mà ba năm sau mới quay lại.

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra khi mặt trăng đi vào vị trí thẳng hàng với trái đất và mặt trời nên bị che khuất bởi bóng của trái đất. Khi mặt trăng đi vào vùng bóng tối thì có nguyệt thực một phần, khi mặt trăng đi qua và nằm hoàn toàn trong vùng bóng tối thì có nguyệt thực toàn phần.

Theo thông tin mới nhất từ Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung Ương thì hiện tượng nguyệt thực toàn phần sẽ diễn ra vào rạng sáng 28/7 tới đây. Và trên thế giới, hầu hết châu Phi, phần lớn châu Á và châu Âu đều quan sát rõ. Lần này, nếu điều kiện thời tiết thuận lợi, mọi vùng miền Việt Nam đều có thể quan sát được.

Việt Nam sắp đón nguyệt thực toàn phần vào rạng sáng 28/7.

Theo đó, nguyệt thực sẽ kéo dài hơn 5 tiếng, từ 00h14 đến 6h28, trong đó nguyệt thực toàn phần bắt đầu từ 2h30 đến 4h13. Chính do kéo dài 103 phút nên lần này là nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỷ 21.

Giải thích về khoảng thời gian diễn ra dài đến như vậy, các nhà nghiên cứu cho biết, sự chênh lệch về độ dài của nguyệt thực là do bóng của trái đất khá lớn. Đây là nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra trong năm, lần trước là ngày 31/1. Sau sự kiện này thì phải đến tháng 5/2021 và tháng 11/2022 Việt Nam mới lại được chứng kiến.

Đây hiện tượng hiếm gặp với nguyệt thực toàn phần dài nhất thế kỉ.

Điều đặc biệt ở đây là trong sự kiện hấp dẫn này, dân tình còn được chiêm ngưỡng thêm cả mưa sao băng mang tên Delta Aquarids. Đây là trận mưa sao băng trung bình, xuất phát từ tàn dư bụi để lại của sao chổi Marsden và Kracht.

Delta Aquarids xuất hiện trên bầu trời hằng năm từ ngày 12/7 đến ngày 23/8, đạt cực đại vào đêm ngày 28, rạng sáng ngày 29 tháng 7 với khoảng 20 vệt sao băng mỗi giờ, với trung tâm là chòm sao Bảo Bình.

Mưa sao băng sẽ xuất hiện cùng lúc với nguyệt thực toàn phần.

Với “combo” hoàn hảo này, dân tình tha hồ có cơ hội check in và sống ảo rồi nhé! Và bạn hãy ra khỏi thành phố và hướng tới những khu vực ngoại ô thưa dân và ít ô nhiễm để thấy rõ nhất nguyệt thực toàn phần kết hợp mưa sao băng hấp dẫn này.

Tòa nhà điều hành: 0939.679.886 Chi nhánh Q.Tân Bình - HCM: 0981.260.919 Chi Nhánh Q. Tân Phú - HCM: 0703.768.869 Chi Nhánh Hà Nội: 0789.77.0213 Chi Nhánh Cần Thơ: 0979.245.255 Văn phòng tại TP. Cà Mau: 0909.338.452 Chi Nhánh Quảng Bình: 0375.335.286
Tòa nhà điều hành Chi nhánh Q.Tân Bình - HCM Chi Nhánh Q. Tân Phú - HCM Chi Nhánh Hà Nội Chi Nhánh Cần Thơ Văn phòng tại TP. Cà Mau Chi Nhánh Quảng Bình
Tòa nhà điều hành Chi nhánh Q.Tân Bình - HCM Chi Nhánh Q. Tân Phú - HCM Chi Nhánh Hà Nội Chi Nhánh Cần Thơ Văn phòng tại TP. Cà Mau Chi Nhánh Quảng Bình